Trang Trí - Thiết Kế

Cách trang trí bàn thờ ngày Tết, bày mâm cúng tổ tiên phù hợp

Chỉ còn khoảng 4 tháng nữa, chúng ta sẽ được chào đón Tết Nguyên Đán 2020. Tết đến xuân về, nhà nhà, người người ai nấy cũng đều tất bật rộn ràng. Và việc quan trọng nhất chúng ta cần làm đấy chính là thờ cúng tổ tiên. Sau đây là cách trang trí bàn thờ ngày Tết, bày mâm cúng tổ tiên phù hợp nhất. 

1. Cách trang trí bàn thờ ngày Tết 2020

Dọn dẹp bàn thờ tổ tiên

Việc đầu tiên mà các gia đình thường quan tâm khi Tết đến xuân về đó chính là dọn dẹp bàn thờ ông bà tổ tiên. Sau đó, các bạn sẽ bày mâm ngũ quả để thắp hương thờ cúng ông bà tổ tiên. Theo phong tục tập quán của Việt Nam, chính việc làm này sẽ thể hiện lòng thành kính, biết ơn với đấng sinh thành, người đã sinh thành ra ông bà, cha mẹ chúng ta. 

Khi thắp hương, thờ cúng ông bà thì chúng ta cần ăn mặc gọn gàng, tắm rửa sạch sẽ tránh sự thất lễ đối với những người bậc trên. Chúng ta cũng không được tự ý xê dịch bát hương, ảnh bàn thờ khi chưa được cúng bái cẩn thận bởi bậc gia tiên đã an vị. 

Để có thể dọn bàn thờ tổ tiên cẩn thận, các bạn nên sử dụng nước bao sái. Những loại thảo dược thường được sử dụng để làm nước bao sái gồm gỗ, bạch đàn, đinh hương, quế, hồi,… 

cách trang trí bàn thờ ngày tếtCách trang trí bàn thờ ngày tết

Các bạn hãy đun sôi thảo dược với nước sạch rồi dùng nó để rau sạch đồ cúng, bàn thờ. Có người còn sử dụng nước hoa cúng xức vào không khí để tạo thêm mùi hương. Hoặc cũng có thể dùng hũ sên thơm nhẹ. Công việc bao sái cần phải được làm cẩn thận để tránh đổ vỡ các đồ dùng thờ cúng ông bà tổ tiên. 

Để chuẩn bị bàn thờ ngày Tết một cách hợp lý nhất, các bạn nên dọn dẹp bàn thờ một cách kỹ lưỡng, dọn dẹp nhiều hơn thường ngày và có thể bày trí nhiều món khác để dâng lên trên. Và rồi sau đó, các bạn tiến đến việc rút sạch chân hương, không che mắt thần linh thì tốt. Sau khi lau dọn xong, các bạn hãy đển bàn thờ lại vị trí cũ, đốt tiền vàng và thắp hương cúng vái. 

Cách trình bày bàn thờ tổ tiên ngày Tết

Các bạn cần trang trí bàn thờ tổ tiên một cách hợp tình, hợp lý bởi nếu thực hiện sai sẽ rất có thể bị quở trách. Tất nhiên thì mỗi dân tộc, vùng miền sẽ có những cách trang trí bàn thờ tổ tiên theo các phong tục khác nhau. Thông thường, vị trí chính giữa và cao nhất là nơi để bài vị ghi tên người được thờ cúng.

Các gia đình khi quy vào nơi thờ tự lớn sẽ thờ cúng thần linh, tổ tiên ông bà theo vị trí vai vế từ lớn đến nhỏ. Ảnh thờ được đặt chính giữa, cạnh bài vị và được lùi vào bên trong. Trước bài vị sẽ bày lư hương cực kỳ bền đẹp, kích cỡ phù hợp với khung bàn thờ. Bạn nên chọn loại nến thơm tốt nhất hoặc ngọn đèn dầu tốt nhất để đặt trên bàn thờ. 

Trang trí bàn thờ ngày Tết đẹp là 2 bên bố trí đĩa tiền xu đồng, mâm bồng, bộ ấm tích, đế đèn, lọ hoa, bình hương. Chưa dừng lại ở đó, nhiều gia đình còn chuẩn bị thêm các đồ thờ tự khác như chân đèn, đỉnh đồng, song hạc. Hương thì các bạn có thể dùng đến các loại hương trầm dịu nhẹ như hương sào, hương nén, hương vòng,… 

Hoa cắm trong bình, các bạn có thể chọn các loại hoa đào, hoa cành mai nhỏ hay hoa lay ơn. Những loại hoa này đều có hương vị khá nhẹ, có thể trừ tà và mang lại may mắn cho gia đình. Mâm ngũ quả được trình bày đầy đủ với mong muốn gia đình được an khang thịnh vượng. 

Mâm ngũ quả ngày Tết

Cách trang trí bàn thờ gia tiên đúng chuẩnCách trang trí bàn thờ gia tiên đúng chuẩn

Tùy theo phong tục tập quán của mỗi vùng miền mà mỗi gia đình sẽ lựa chọn các loại trái cây khác nhau làm mâm ngũ quả. Ngũ quả thể hiện thành quả sau 1 năm lao động, làm việc hăng say với hy vọng năm mới sẽ được vui vẻ, bình an, hạnh phúc, sung túc, no đủ. 

Tại miền Bắc, mâm ngũ quả thường có 5 loại quả là hồng, đào, quýt, chuối, bưởi. Nải chuối sẽ được đặt dưới đỡ những quả bên trên. Quả to được xếp dưới quả nhỏ sao cho mặt hướng ra bên ngoài cực kỳ đẹp mắt. Trong khi đó, mâm ngũ quả miền Trung bao gồm chuối, dừa, sung, đu đủ, mãng cầu.

Ở miền Nam, mâm ngũ quả thường có 5 loại quả là sung, xoài, đu đủ, mãng cầu, dứa. Đây là những loại quả phù hợp với ý nghĩa cầu sung túc, vững vàng và may mắn của miền Nam. 

2. Mâm cúng ngày Tết gồm những gì? 

Mâm cơm cúng ngày tết là công việc cần được chuẩn bị trong những ngày giáp Tết, giao thừa và mồng 1, mồng 2, mồng 3 Tết. Mâm cúng Tết được đặt lên bàn thờ các vị thần thánh, thờ cúng gia tiên. Đây chính là nghi thức thể hiện lòng biết ơn, hiếu thảo của bậc con cháu với các đấng ông bà tổ tiên. Con cháu luôn mong được ông bà phù hộ, độ trì và đồng thời mời ông bà cùng về quê đón Tết Nguyên Đán. 

Ở miền Bắc, mâm cơm bao gồm đĩa xôi gấc, cơm trắng, đĩa rau xào, giò chả, thịt gà luộc, nem rán, bánh chưng, cút rượu, bát canh và bát đũa. Các món ăn sẽ được nấu chín tươi ngon và không được ăn trước, được thờ cúng để mời ông bà về xơi cơm. 

Mâm cơm miền Trung gồm có những món như canh xương, cá kho, xôi vò, rau xào, gà luộc, bánh chưng. Trong khi đó, mâm cơm miền Nam thường sở hữu cút rượu, bát canh, cơm trắng, rau xào, cá lóc kho. 

Những loại hoa được nhiều người sử dụng để trang trí Tết

Những loại hoa được nhiều người sử dụng trang trí nhiều vào ngày Tết đó chính là hoa hồng, hoa đào, hoa mai, hoa cúc, hoa huệ, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa lay ơn, hoa lan hay hoa tầm xuân,… 

Trên đây là bài viết về cách trang trí bàn thờ ngày Tết, bày mâm cúng tổ tiên phù hợp theo những góc nhìn đa chiều và khách quan nhất của tác giả. Chỉ còn 4 tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán 2020 rồi, chúc các bạn mạnh khỏe, tràn đầy nhiệt huyết tuổi trẻ và thành công nhiều hơn nữa. Chúc các bạn có một cái Tết đầy vẹn toàn và nhiều ý nghĩa. 

Facebook Comments