Tin tức

Điểm yếu của sinh viên ngành Kiến trúc

5 năm đại học, nhiều cử nhân Kiến trúc vẫn thiếu kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, chuyên môn liên quan. Chia sẻ trong buổi Tọa đàm “Kiến trúc Ta và Tây” do Đại học FPT tổ chức mới đây, nhiều sinh viên ngành Kiến trúc cho biết không khỏi lo lắng, băn khoăn về tương lai của mình sau khi ra trường.

Là một ngành học đặc biệt  nhưng lại có chung một số phận với các ngành khác trong cả nước đó chính là ra trường nhưng không tìm được công việc phù hợp với chuyên môn.

Cảm nhận được những lo lắng của các sinh viên trường kiến trúc, kiến trúc sư Đoàn Kỳ Thanh, đã cùng các kiến trúc sư khác cho ràng việc đào tạo chuyên ngành của các trường đại học ở Việt Nam còn có nhiều bất cập và tất nhiên là ngành kiến trúc cũng như thế.

Trong đó phần lớn các chương trình ở các trường rất nặng về lý thuyết, cũng như số lượng muôn học này rất nhiều, chiếm tới một phần 3 môn học không liên quan hoặc chỉ mang tính chất bổ trợ cho ngành này. Ở đó chương trình đào tạo kiến trúc sư ở nước ngoài thì ngược lại, họ được đào tạo rất nhiều về khả năng chuyên môn và kỹ năng để làm việc

Văn phòng làm việc

 

Theo ông Thanh thì chương trình học của nước ngoài chú trọng việc kết hợp giữa các kiến thức về chuyên ngành và thực hành sâu, mang các tác phẩm của mình đến với công chúng. Nhưng hiện nay hầu hết các trường đại học đào tạo về kiến trúc trong nước lại không đáp ứng được thực tế này.

Chính vì điều này, dù mất 5 năm học nhưng các cử nhân kiến trúc của chúng ra lại thiếu kỹ năng quan trọng để làm việc như kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, nghiệp vu…

Kiến trúc sư Thanh cho rằng việc rất nhiều sinh viên ngành Kiến trúc sau khi ra trường đều không thể làm việc được như yêu cầu và kỳ vọng của công việc và môi trường làm việc hiện nay. Ngay cả ông khi tuyển nhân viên đều phải đào tạo lại từ đầu.

Ông cũng nói rằng sinh viên nên chọn chọ chuyên ngành kiến trúc ở một môi trường chuyên nghiệp, với tiêu chuẩn quốc tế và đào tạo bài bản để phát huy hết được năng lực của mình, Không chỉ vậy, chính bản thân người học cũng cần phải chủ động bổ sung cho mình những kiến thức cần thiết, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ và kỹ năng chuyên môn.

Ông cũng đề nghị phải thay đổi mối liên kết của các mối quan hệ thầy trò của sinh viên trong quá trình học tập và thực hành, để tạo ra những thế hệ kiến trúc sư mới có thể đáp ứng được các yêu cầu làm việc và đáp ứng được sự thay đổi của xã hội.

Cũng có ý kiến tương tự, ông Trần Cảnh, cũng cho rằng nguyên nhân chủ yếu của việc các sinh viên ra trường không tìm được ciệc chính là do không có sự xác định rõ ràng về mục đích học tập. Sinh viên có thể không cần đến 5 năm để học đại học nhưng phải xác định được mục đích học của bản thân là gì.

Tư duy nghề là một điểm nhấn quan trọng đối với bất kỳ sinh viên ngành nào, đặc biệt là Kiến trúc. Do vậy, khi chọn ngành học, mỗi sinh viên cần phải thực sự biết mình đang học gì và lên kế hoạch học tập đúng hướng để trở thành một kiến trúc sư giỏi.

Xem thêm các thông tin hữu ích khác tại đây.

Facebook Comments